Yếu tố cảm xúc trong tổ chức sự kiện
Nói đến tổ chức sự kiện, chúng ta vẫn hay dùng những số liệu thống kê như: số khách tham dự, số lượng bài báo đăng tải, hay với những sự kiện đại chúng, là độ lan truyền (word-of-mouth) trên mạng xã hội. Những con số liên tiếp có thể đã làm chúng ta quên mất một điều trừu tượng hơn nhưng không kém phần quan trọng: người tham dự, cũng chính là công chúng mục tiêu, cảm thấy như thế nào về sự kiện?
Khi cân nhắc câu hỏi này, cũng là chúng ta đang tự hỏi, liệu tâm huyết của đơn vị tổ chức sự kiện đã mang lại một trải nghiệm xứng đáng với thương hiệu của khách hàng?

(Ảnh) Những bức ảnh đẹp trong sự kiện sẽ là kỉ niệm đáng nhớ cho người tham dự.
Trải nghiệm – yếu tố tiên quyết
Vài năm trước, Philipp Hasenbein, CEO của đơn vị tổ chức sự kiện Sportfive, phát biểu trong một hội nghị chuyên đề về nghiệp vụ khách sạn tại các sân vận động bóng đá của Đức:
“Vấn đề của chúng ta không phải là số lượng khách mời, bởi chúng ta đang làm rất tốt điều này. Ngày nay, thử thách lớn nhất với một đơn vị tổ chức sự kiện là làm sao để gia tăng trải nghiệm.”
Đây cũng là xu hướng của Marketing hiện đại. Khái niệm lovemark (dấu ấn cảm xúc) đã và đang bồi đắp những giá trị trừu tượng lên sản phẩm thay vì nhấn mạnh vào chức năng. Chúng ta yêu thích một thương hiệu trước cả khi sử dụng sản phẩm, bởi thương hiệu đó làm ta thấy vui vẻ và được thấu hiểu.
Bí quyết gia tăng trải nghiệm cảm xúc trong sự kiện
- Luôn tự hỏi, làm thế nào để mang tới cho khách hàng nhiểu hơn số tiền họ đã chi trả? Bởi mang tới dịch vụ tương xứng chỉ là một phần của sự kiện. Điều quan trọng là đối tượng cảm thấy tích cực, bất ngờ, hài lòng về những gì họ đang trải qua.
- Sáng tạo không gian sự kiện: địa điểm đẹp thôi chưa đủ, đơn vị tổ chức sự kiện cần mang tới một không gian được xếp đặt và trang trí sáng tạo. Sự sáng tạo sẽ càng hiệu quả hơn khi có mối liên quan trực tiếp tới khách hàng, thể hiện sự hiểu biết về đối tượng mục tiêu.
- Kể những câu chuyện hay: Daniel Kahneman, nhà tâm lý học, người đoạt giải Nobel Kinh tế năm 2002, cho chúng ta biết rằng mọi người cần các câu chuyện để khiến trải nghiệm của họ có ý nghĩa. Để cuốn hút người tham gia vào một sự kiện, hãy kể chuyện.
- Trước, Trong và Sau

(Ảnh) Sáng tạo không gian sự kiện cần hợp “gu” người tham dự mà vẫn làm nổi bật cá tính thương hiệu.
Một sự kiện không chỉ là những gì diễn ra trong sự kiện đó. Chúng ta còn có khoảng thời gian trước sự kiện và trên hết là giai đoạn sau sự kiện. Phần trước sự kiện cần được đơn vị tổ chức sự kiện chuẩn bị kĩ lưỡng để mang tới trải nghiệm đột phá. Sau sự kiện, mọi thứ cần trông thật ngăn nắp, tinh tươm, tránh để lại những tàn dư không đẹp mắt.
Kết
Một sự kiện có thể chỉ là một khoảnh khắc, nhưng khoảnh khắc đó hoàn toàn có thể ghi dấu mãi mãi trong lòng người tham dự. Sức mạnh thật sự của trải nghiệm là khi chúng để lại ấn tượng tốt về thương hiệu. Từ nhu cầu này, marketing sự kiện (event marketing) ra đời nhằm tạo nên mối quan hệ nhanh chóng và sâu sắc đối với công chúng mục tiêu, thúc đẩy và định thị thương hiệu trên thị trường. Để được như vậy, đơn vị tổ chức sự kiện cần nỗ lực sáng tạo nên những trải nghiệm cho phép khán giả đắm mình trong bản sắc thương hiệu và văn hóa doanh nghiệp.
Bài viết có sự tham khảo từ eventmanagerblog.com
YouthMedia
Add: 1206, VNT Tower, No.19 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi
Mobile: 0935.146.888 | Office: 04-62851462 | Fax: 04-62851463
Website: http://youthmedia.com.vn | http://event.youthmedia.com.vn